hnt@hieunghiathinh.com.vn
Hotline: 0918 27 47 90
0 1 2 3 4 5
bóng slider

Kinh nghiệm xây dựng trang trại nuôi bò sữa

( 23-11-2015 - 01:36 PM ) - Lượt xem: 4011

Kinh nghiệm xây dựng trang trại nuôi bò sữa

 

Trong những năm gần đây, trong khi tình hình bất động sản rơi vào bất ổn thì một mô hình kinh doanh khác lạ đang thu hút nhiều nhà đầu tư, đó là mô hình kinh tế trang trại nuôi bò sữa. Tuy nhiên nuôi bò sữa đòi hỏi người nuôi phải có nhiều kiến thức và kinh nghiệm mới có thể mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này sẽ nêu ra một số vấn đề về việc xây dựng chuồng trại, lựa chọn con giống và một số vấn đề liên quan khác.

1. Chuồng trại

Một khu chuồng nuôi bò điển hình. Ảnh: infonet.vn

Một khu chuồng nuôi bò điển hình. 

 

  1. Lựa chọn địa điểm phù hợp:

Để đảm bảo được an toàn thì địa điểm trang trại bò phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

·         Thứ nhất, phù hợp với quy hoạch và quỹ đất của địa phương (các địa phương hiện có quỹ đất thích hợp cho nông nghiệp là đất ở Củ Chiđất Hóc môn, v.v…).

·         Thứ hai, khu vực chăn nuôi phải cách xa đường giao thông, khu dân cư, công nghiệp, bệnh viện, trường học, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, các khu vực chăn nuôi khác, xa hệ thống kênh thoát nước thải của khu vực.

·         Thứ ba, ở cuối và cách xa nguồn nước sinh hoạt, đảm bảo có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng để đáp ứng cho trang trại bò.

  1. Bố trí mặt bằng:
    • Phải đảm bảo diện tích chăn nuôi và các khu phụ trợ khác (xử lý môi trường…)
  2. Bố trí khu chăn nuôi:
    • Khu chăn nuôi phải được bố trí một cách hợp lý, hợp vệ sinh để tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm cho bò. Khu chăn nuôi phải được bố trí ở đầu hướng gió, khu xử lý chất thải và cách ly ở cuối hướng gió.
    •  Nên bố trí khu vực sát trùng ở cổng ra vào, các phương tiện và người khi đi vào trại đều phải qua khu sát trùng này.
    •  Đường vận chuyển thức ăn không trùng với đường vận chuyển phân.
    •  Một điều đặc biệt quan trọng là hệ thống thoát nước thải, bể lắng, hố ủ phân và khu vực xử lý nước thải phải ở cuối trại, cuối hướng gió và cách xa khu chăn nuôi.
    •  Khu vực xuất bán sữa và bò ở vành đai của trại, có lối đi riêng để xe chuyên chở sữa và bò thuận tiện cho việc mua bán nhanh cũng như tránh gây ô nhiễm cho trang trại bò.
  3. Bố trí khu hành chính:
    • Các khu văn phòng, nhà làm việc, khu vệ sinh và nhà cho cán bộ nhân viên (nếu có) phải xây dựng bên ngoài hàng rào của khu chăn nuôi.
  4. Bố trí khu nhà xưởng và công trình phục vụ chăn nuôi:
    • Kho chứa thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng, dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa được bố trí riêng biệt với khu chuồng trại chăn nuôi và khu hành chính.

2. Chọn mua bò sữa

Trong chăn nuôi bò sữa, việc chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng là yếu tố chính quyết định tới năng suất sữa. Chọn con giống phù hợp quyết định đến 40% sản lượng sữa, thức ăn và nuôi dưỡng chăm sóc quyết định 60% sản lượng sữa còn lại.

Hiện nay tại thị trường mua bán TP. HCM giá con giống là khoảng 10 – 11 triệu đồng một con, bò cái mang thai có giá từ 60 – 80 triệu đồng một con. Đây là một mức giá không hề rẻ, chính vì vậy con giống cần phải được lựa chọn một cách kĩ càng.
Khi chọn bò giống phải lựa chọn những con không bệnh tật, khỏe mạnh và căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau:

  • Ngoại hình:
    • Bò có ngoại hình cân đối, bầu vú rộng, đều, mềm mại, bốn chân chắc chắn.

Bò bố mẹ khỏe mạnh sẽ có lứa bò con mang đặc điểm tương tự. Ảnh: kienthuc.net.vn

Bò bố mẹ khỏe mạnh sẽ có lứa bò con mang đặc điểm tương tự.

 

  1. Tầm vóc và khối lượng:
    • Đối với bò Hà Lan thuần 3 – 4 tuổi thì trọng lượng từ 450 – 500kg.
    • Bò Hà Lan – Việt 3 – 4 tuổi có trọng lượng khoảng 350 – 390kg.
    • Bò lai 3 – 4 tuổi có trọng lượng 280 – 320kg.
  2. Di truyền:
    • Nên chọn những con bò có bố mẹ tốt, sản lượng sữa cao, chu kỳ cho sữa dài, khỏe mạnh.
    • Đối với bò Hà Lan thuần hoặc bò lai có tỉ lệ máu bò Hà Lan cao thì rất “khó tính”, kém chịu đựng được các điều kiện nóng ẩm và thiếu thốn thức ăn. Khi nhiệt độ tăng cao hơn 340C, bò có tỉ lệ máu bò Hà Lan cao thường thở dốc, xù lông, năng suất sữa giảm. Mặt khác, tỉ lệ nhiễm bệnh tăng, đặc biệt là các ký sinh trùng đường máu và bệnh tụ huyết trùng. Thực tế việc chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã chỉ ra rằng, bò Hà Lan thuần chỉ thích hợp nhất ở một số nơi như Mộc Châu – Sơn La, Đức Trọng – Lâm Đồng, đây là những nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 210C.

3. Chăm sóc và khai thác sữa tại các trang trại bò sữa

  • Việc chuẩn đoán và điều trị một số bệnh của bò đòi hỏi những người có trính độ chuyên môn trong lĩnh vực nuôi bò sữa. Một nguyên tắc được nêu lên hàng đầu đó là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu:

·         Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, đảm bảo chuồng trại luôn trong tình trạng sạch sẽ, thông thoáng.

·         Diệt ruồi, muỗi và các kí sinh trùng ngoài da.

·         Nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật.

·         Áp dụng các biện pháp phòng bệnh viêm vú.

·         Tiêm phòng đây đủ để tranh kí sinh trùng đường máu.

Công nghệ lấy sữa bò hiện đại. Ảnh: thanhnien.com.vn

Công nghệ lấy sữa bò hiện đại. Ảnh: thanhnien.com.vn

 

  • Một vấn đề quan trọng khác là làm sao để bò sinh sản càng nhiều càng tốt, tốt nhất là năm một. Chỉ khi bò chửa, đẻ thì mới có sữa và bê con. Như vậy, ngoài các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh, vấn đề đặt ra là phải phát hiện động dục kịp thời, phối tinh với chất lượng tốt, đúng kỹ thuật, đúng thời điểm, để làm sao bò cái sớm có chửa lại sau khi đẻ, tức là rút ngắn khoảng cách lứa đẻ.
  • Bỏ lỡ, hỏng một chu kỳ động dục chẳng những mất đi một lượng sản phẩm đáng kể mà còn phải chịu thêm nhiều chi phí cho thức ăn, nhân công. Muốn vậy, không nên coi phát hiện động dục là một công việc tùy tiện, ngẫu nhiên mà là công việc có chương trình, có kế hoạch. Để nâng cao hiệu quả, cần có quyển sổ theo dõi động dục và các diễn biến quá trình sinh sản của từng con bò cái: ngày đẻ, đẻ như thế nào (đẻ dễ hay khó), ngày động dục, ngày phối, phối loại tinh gì, ai phối…
  • Bò sữa là một giống bò rất khó nuôi, đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức, kinh nghiệm nếu muốn đạt hiệu quả tốt. Chính vì vậy trước khi quyết định đầu tư kinh doanh trang trại nuôi bò sữa thì người đầu tư cần phải tìm hiểu kĩ càng các vấn đề có liên quan để tránh các tình trạng không đạt hiệu quả dẫn đến thua lỗ.

Bài được tổng hợp và viết bởi blog kinh nghiệm Chợ Tốt